Hà Nội - Bệnh nhi 9 tuổi, nhập viện Đại học Y Hà Nội với khối bướu to vùng cổ, bác sĩ chẩn đoán dị dạng bạch huyết dạng nang hiếm gặp.
Người nhà cho biết, khối bướu ở cổ xuất hiện từ nhỏ nhưng không điều trị. Gần đây, khối bướu to nhanh, biến dạng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nên gia đình đưa con đi khám.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cương, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ngày 12/5 cho biết đây là trường hợp dị dạng bạch huyết thể nang lớn và nang nhỏ phối hợp (macro-microcystic lymphatic malformation). Khối bướu không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ, không thể điều trị bằng thuốc, lại nằm vị trí khó.
"Bệnh không điều trị sớm khiến khối bướu to dần, lan lên mặt, xuống cổ và các vùng khác trên cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống", bác sĩ nói.
Tuy nhiên, dị dạng bạch huyết thường khó có thể mổ triệt để. Các bác sĩ quyết định đặt ống nội khí quản, gây xơ bằng cồn tuyệt đối. Sau điều trị, bệnh nhân tiếp tục theo dõi, tái khám sau 3 tháng.
Theo bác sĩ, hệ bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và giữ cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Hệ bạch huyết là một mạng lưới các mạch nhỏ tỏa trên khắp cơ thể để thu nhận chất lỏng và mang nó đến các hạch bạch huyết, cuối cùng trở lại tuần hoàn máu.
Mạch bạch huyết có hình dạng không ổn định, chứa chất lỏng bạch huyết được gọi là dị dạng bạch huyết (LM-Lymphatic Malformations). LM làm cho chất lỏng bạch huyết bị mắc kẹt tạo thành một túi hoặc u nang, có thể lớn dần theo thời gian. Máu từ các mạch gần đó cũng có thể đi vào u nang, làm cho khu vực xung quanh LM sưng lên. Khi kích thước LM lớn có thể gây áp lực lên các cơ quan lân cận.
Dị dạng bạch huyết thường len lỏi sâu vào tổ chức phần mềm vốn khá lỏng lẻo vùng cổ và cằm, sau đó lan vào tận sát thành bên của hầu họng, vào cơ cắn, ôm xung quanh tuyến nước bọt mang tai và dưới hàm... gây biến dạng.
Thùy An
Nam quân nhân 50 tuổi ở Trường Sa, bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, biến chứng sốc, tổn thương đa cơ quan, được đưa vào bệnh xá đảo Nam Yết cấp cứu.
Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm vaccine Covid-19 đang chậm lại do người dân chủ quan không tiêm, cán bộ lơ là; nhiều địa phương gặp khó khăn khi vận động chủng ngừa.
Anh - Cơ quan y tế ghi nhận thêm 4 người mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát gần đây lên 7 người.
TP HCM - Nam thanh niên 19 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương do kẹt quả dưa chuột dài hơn 10 cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Uống thuốc chuẩn 3Đ gồm Đúng toa, Đủ liều, Đều mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.
Hà Nội - Người đàn ông 31 tuổi đi tiểu buốt, chảy mủ, đau dương vật, bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo, bệnh lậu do quan hệ tình dục bằng miệng.
TP HCM - Bệnh nhân nữ 62 tuổi phải đeo canule mở khí quản ở cổ, không thể nói chuyện hay thở qua mũi trong 7 tháng sau mắc Covid vì đường thở bị sẹo chít hẹp.
Ngoài thời gian học võ, Tô Thị Trang dành nửa ngày rèn thể lực, trong đó đặc biệt chú trọng chạy bộ và tập tạ, mục đích tăng độ dẻo dai chân tay.
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam ghi nhận số ca sốt xuất huyết hai tháng gần đây tăng so cùng kỳ những năm trước, xu hướng tiếp tục cao.