Trưa 22/1, Singapore ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì nhiễm biến chủng Omicron, là một phụ nữ 92 tuổi chưa tiêm vaccine Covid-19.
Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết người này lây nhiễm virus từ một thành viên trong gia đình, không có tiền sử bệnh lý. Bà qua đời hôm 20/1, khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh.
"Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ kết luận cái chết là do mắc Covid-19, cụ thể là nhiễm biến chủng Omicron", Bộ Y tế nêu rõ.
Ngày 21/1, Singapore báo cáo hơn 3.100 ca nhiễm nCoV mới, trong đó hơn 2.700 ca trong nước và 361 ca nhập cảnh. Kể từ cuối năm 2021, nước này chuyển đổi chiến lược sang sống chung với Covid-19. Để đạt mục tiêu này, chuyên gia nhận định quốc gia cần tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine cho người dân trước tiên; đồng thời trang bị hệ thống y tế vững vàng để đối mặt nguy cơ số ca nhiễm cộng đồng có thể gia tăng trong bình thường mới.
Trong năm 2022, giới chuyên gia dự báo các quốc gia Đông Nam Á sẽ trở thành điểm nóng lây nhiễm Omicron do chưa bị virus tấn công trước đây.
Theo mô hình dịch tễ của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) - trung tâm nghiên cứu y tế độc lập do tỷ phú Bill Gates sáng lập, vào tháng 3, lượng lớn dân số thế giới sẽ nhiễm Omicron. Chiến dịch tiêm liều tăng cường cũng được đẩy mạnh liên tục. Khi ấy, miễn dịch toàn cầu luôn cao nhất ở mọi thời điểm. Trong một tuần hoặc vài tháng sau đó, mức độ lây truyền virus dự kiến giảm sâu.
Tuy nhiên, tác động của nCoV trong tương lai đối với sức khỏe con người sẽ ít nghiêm trọng hơn so với chủng virus trước đó. Vaccine thường xuyên thích nghi với kháng nguyên hoặc biến chủng mới. Sự ra đời của thuốc kháng virus và những hiểu biết chắt lọc từ hai năm giúp người dễ tổn thương tự bảo vệ mình trong các làn sóng tương lai.
Biến chủng Omicron được ghi nhận lần đầu vào tháng 11/2021, phát hiện tại Nam Phi, đến nay lan ra hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Omicron vào danh sách "nguy cơ cao". Những khảo sát gần đây ở nhiều nước cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta song lây truyền nhanh hơn, khi số ca nhiễm tăng dẫn đến số ca nặng và tử vong tăng, có thể gây quá tải hệ thống y tế.
Thục Linh (Theo CNA)
Nam quân nhân 50 tuổi ở Trường Sa, bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, biến chứng sốc, tổn thương đa cơ quan, được đưa vào bệnh xá đảo Nam Yết cấp cứu.
Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm vaccine Covid-19 đang chậm lại do người dân chủ quan không tiêm, cán bộ lơ là; nhiều địa phương gặp khó khăn khi vận động chủng ngừa.
Anh - Cơ quan y tế ghi nhận thêm 4 người mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát gần đây lên 7 người.
TP HCM - Nam thanh niên 19 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương do kẹt quả dưa chuột dài hơn 10 cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Uống thuốc chuẩn 3Đ gồm Đúng toa, Đủ liều, Đều mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.
Hà Nội - Người đàn ông 31 tuổi đi tiểu buốt, chảy mủ, đau dương vật, bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo, bệnh lậu do quan hệ tình dục bằng miệng.
TP HCM - Bệnh nhân nữ 62 tuổi phải đeo canule mở khí quản ở cổ, không thể nói chuyện hay thở qua mũi trong 7 tháng sau mắc Covid vì đường thở bị sẹo chít hẹp.
Ngoài thời gian học võ, Tô Thị Trang dành nửa ngày rèn thể lực, trong đó đặc biệt chú trọng chạy bộ và tập tạ, mục đích tăng độ dẻo dai chân tay.
Quảng Bình - Đang ngồi nấu thức ăn cho lợn, người phụ nữ 45 tuổi bất ngờ lên cơn động kinh ngã úp vào nồi cháo, bỏng nặng.