200 cơ sở trên toàn quốc triển khai xác thực dữ liệu tiêm chủng bằng chữ ký số, gần 500.000 người đã có hộ chiếu vaccine, hôm 15/4.
Thông tin này được ông Nguyễn Bá Hùng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, thêm rằng Bộ Y tế đang thúc giục các đơn vị tiêm chủng kiểm tra và cập nhật để sớm cấp hộ chiếu vaccine cho người dân. Như vậy, trong ngày đầu tiên Bộ Y tế triển khai cấp hộ chiếu vaccine toàn dân, gần 500.000 người đã có hộ chiếu vaccine điện tử. Bộ sẽ cấp chứng nhận này cho toàn bộ người dân đã tiêm chủng theo quy trình cuốn chiếu.
Quá trình cấp hộ chiếu vaccine gồm 3 bước. Đầu tiên, các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin trên nền tảng quản lý tiêm chủng. Dữ liệu này sẽ được cơ sở tiêm chủng xác nhận bằng chữ ký số. Ở bước này, tùy theo tình hình thực tế, địa phương có thể giao Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, cơ sở tiêm chủng duyệt thông tin. Cuối cùng, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) chịu trách nhiệm duyệt cho người dân vào cuối ngày, cũng bằng chữ ký số.
Người dân nhận hộ chiếu vaccine, hiển thị trên ứng dụng PC Covid-19 hoặc Sổ Sức khỏe điện tử. Nếu không sử dụng hai ứng dụng nói trên, người dân có thể tra trên trang web của Bộ Y tế bằng cách nhập 4 thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, căn cước công dân, ngày tiêm gần nhất, sau đó khai báo email cá nhân để nhận hộ chiếu.
Đối với hơn 41 triệu mũi tiêm chưa nhập hoặc thiếu thông tin cơ bản, Bộ Công an thống kê hôm 4/4, Bộ Y tế dự kiến đến tháng 5 có thể hoàn thành xác thực, để cấp chứng nhận vaccine
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 8/4, Nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine Covid-19 đã gửi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (gọi tắt là cơ sở dữ liệu dân cư) hơn 196,7 triệu mũi tiêm, tương ứng với hơn 82,2 triệu đối tượng. Trong đó, hơn 72,3 triệu người đã có thông tin căn cước công dân hoặc chứng minh thư và hơn 9,9 triệu người không có thông tin. Các dữ liệu tiêm chủng của người dân đều được cơ quan chức năng xác minh, đối chiếu với cơ sở dữ liệu dân cư, để cấp hộ chiếu vaccine.
Hộ chiếu vaccine điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia. Tính đến ngày 7/4, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia.
Toàn quốc đã tiêm hơn 209 triệu liều vaccine Covid-19, tính đến hết 14/4. Trong đó, 100% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi một, 99% tiêm mũi hai, khoảng 50% đã tiêm mũi ba. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi một là 99% và mũi hai là 94%.
Chi Lê
Nam quân nhân 50 tuổi ở Trường Sa, bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, biến chứng sốc, tổn thương đa cơ quan, được đưa vào bệnh xá đảo Nam Yết cấp cứu.
Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm vaccine Covid-19 đang chậm lại do người dân chủ quan không tiêm, cán bộ lơ là; nhiều địa phương gặp khó khăn khi vận động chủng ngừa.
Anh - Cơ quan y tế ghi nhận thêm 4 người mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát gần đây lên 7 người.
TP HCM - Nam thanh niên 19 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương do kẹt quả dưa chuột dài hơn 10 cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Uống thuốc chuẩn 3Đ gồm Đúng toa, Đủ liều, Đều mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.
Hà Nội - Người đàn ông 31 tuổi đi tiểu buốt, chảy mủ, đau dương vật, bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo, bệnh lậu do quan hệ tình dục bằng miệng.
TP HCM - Bệnh nhân nữ 62 tuổi phải đeo canule mở khí quản ở cổ, không thể nói chuyện hay thở qua mũi trong 7 tháng sau mắc Covid vì đường thở bị sẹo chít hẹp.
Ngoài thời gian học võ, Tô Thị Trang dành nửa ngày rèn thể lực, trong đó đặc biệt chú trọng chạy bộ và tập tạ, mục đích tăng độ dẻo dai chân tay.
Bộ Y tế tối 15/4 công bố 20.076 ca nhiễm tại 61 tỉnh, thành, giảm gần 3.000 ca so với hôm qua; Nghệ An bổ sung hơn 53.000 ca; 23 ca tử vong.