Sau khi khỏi Covid, tôi thường khó ngủ, trằn trọc và thức trắng nhiều đêm kèm lo âu, stress. Xin bác sĩ tư vấn cách cải thiện để ngủ ngon hơn?
Trả lời:
Mất ngủ hậu Covid có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có người khó ngủ, trằn trọc, có người ngủ không sâu, không thẳng giấc kèm lo lắng, lo âu. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, khiến người bệnh giảm khả năng tập trung. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy kiệt sức khỏe, trầm cảm, thậm chí xuất hiện những hành vi và xu hướng làm hại bản thân.
Để cải thiện, người bệnh nên bắt đầu lại và phải kiên trì duy trì thói quen ngủ đều đặn. Thời gian đi ngủ và thức dậy giống nhau mỗi ngày, có thể xê dịch khoảng 20 phút.
Tránh ngủ ngày để giấc ngủ đêm trọn vẹn và giấc ngủ sâu hơn. Không thức quá 5-10 phút trên giường. Không sử dụng tivi hoặc mạng xã hội hay dùng điện thoại trong những khoảng thời gian này do ánh sáng xanh từ màn hình có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn.
Tắt tivi và các tiếng ồn không liên quan khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu thú cưng đánh thức bạn, hãy để chúng bên ngoài phòng ngủ.
Chọn phòng ngủ có cửa sổ để đảm bảo rằng bạn có nhiều không khí trong lành. Nếu muốn tránh gió lùa, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi trong phòng. Tạo phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái. Có thể đặt máy điều nhiệt trong phòng ngủ nhiệt độ dễ chịu để dễ ngủ hơn.
Tập thể dục mỗi ngày như gym, yoga, bơi, đạp xe... Tránh tập thể dục cường độ cao trước khi đi ngủ do việc này làm tăng tiết endorphin vào cơ thể, có thể gây khó ngủ. Thiền trước khi ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ăn uống điều độ hàng ngày, tránh ăn quá nhiều trước khi ngủ. Hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine do tác dụng chất này kéo dài vài giờ sau khi uống...
Ngoài ra, thuốc lá, rượu... cũng khiến giấc ngủ rời rạc. Nhiều người còn sử dụng rượu hoặc các chất an dịu để ngủ. Thói quen này chỉ hiệu quả lúc đầu, lâu dần có thể dẫn đến lạm dụng hoặc nghiện rượu.
Trường hợp mất ngủ dài kèm stress, lo lắng thì nên đi gặp bác sĩ để được trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc để sớm bình phục.
Bác sĩ Nguyễn Viết Chung
Khoa Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện E, Hà Nội
Nam quân nhân 50 tuổi ở Trường Sa, bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, biến chứng sốc, tổn thương đa cơ quan, được đưa vào bệnh xá đảo Nam Yết cấp cứu.
Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm vaccine Covid-19 đang chậm lại do người dân chủ quan không tiêm, cán bộ lơ là; nhiều địa phương gặp khó khăn khi vận động chủng ngừa.
Anh - Cơ quan y tế ghi nhận thêm 4 người mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát gần đây lên 7 người.
TP HCM - Nam thanh niên 19 tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương do kẹt quả dưa chuột dài hơn 10 cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Uống thuốc chuẩn 3Đ gồm Đúng toa, Đủ liều, Đều mỗi ngày giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.
Hà Nội - Người đàn ông 31 tuổi đi tiểu buốt, chảy mủ, đau dương vật, bác sĩ khám chẩn đoán viêm niệu đạo, bệnh lậu do quan hệ tình dục bằng miệng.
TP HCM - Bệnh nhân nữ 62 tuổi phải đeo canule mở khí quản ở cổ, không thể nói chuyện hay thở qua mũi trong 7 tháng sau mắc Covid vì đường thở bị sẹo chít hẹp.
Ngoài thời gian học võ, Tô Thị Trang dành nửa ngày rèn thể lực, trong đó đặc biệt chú trọng chạy bộ và tập tạ, mục đích tăng độ dẻo dai chân tay.
Quảng Ninh - Nam thanh niên 31 tuổi thay bình gas không may làm hở van, hơi gas bị xì bắt lửa bùng lên gây bỏng.